Thông tin về cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa| Đào tạo chứng chỉ sơ cấp ngành vận tải đường bộ

Ngành vận tải hiện nay đang rất phát triển và có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Đa dạng về hình thức, loại hình này còn đa dạng về việc sử dụng phương tiện vận chuyển.  Vận tải hàng hóa là mạch máu của nền kinh tế, vận tải giúp nối liền các ngành, các đơn vị sản xuất với nhau, nối liền khu vực sản xuất với khu vực tiêu dùng, nối liền thành thị với nông thôn, miền ngược với miền xuôi. Góp phần làm cho nền kinh tế trở thành một khối thống nhất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ chuyên môn hóa kéo theo sự phát triển không ngừng của dịch vụ vận tải.
Cùng Trung Tâm Đào Tạo GDVN (Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Việt Nam) tìm hiểu cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa qua bài viết dưới đây.
Cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ôtô được quy định cụ thể như sau:
  • Xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ôtô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Trước ngày 1.7.2021, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
  • Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 km.
  • Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 km.
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (gọi chung là Giấy phép kinh doanh). Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Giấy phép kinh doanh vận tải là giấy phép được cấp khi đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa thực hiện ngành nghề kinh doanh vận tải . Theo quy định nội dung giấy phép kinh doanh vận tải bao gồm: Tên và địa chỉ của đơn vị kinh doanh, người đại diện hợp pháp, các hình thức kinh doanh, Số, ngày/tháng/năm cấp, thời hạn có hiệu lực, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh.
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định căn cứ điều 13 Nghị định 86 NĐ-CP
  • Khi kinh doanh vận tải phải có số phương tiện đảm bảo số lượng theo phương án kinh doanh đã được duyệt; đơn vị kinh doanh vận tải phải có quyền sở hữu phương tiện hoặc quyền sử dụng hợp pháp.
  • Phương tiện vận tải phải bảo đảm bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật.
  • Phương tiện vận tải phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định.
  • Lái xe không trong thời gian bị cấm hành nghề.
  • Lái xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với theo mẫu quy định (trừ trường hợp lái xe là chủ hộ kinh doanh hoặc là người trong gia đình của chủ hộ kinh doanh);
  • Nhân viên phục vụ trên xe phải được đào tạo về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải
  • Đơn vị kinh doanh vận tải phải có điểm đỗ xe phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Đơn vị kinh doanh vận tải phải sắp xếp đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định
  • Đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải đăng ký, thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách và phải có bộ phận quản lí theo dõi về an toàn giao thông.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho hộ kinh doanh cá thể
Cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa năm 2024
Điều kiện về chủ thể kinh doanh vận tải hộ gia đình:
  • Cá nhân từ đủ 18 tuổi
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm
  • Sử dụng dưới 10 lao động
  • Có khả năng chịu mọi trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
  • Điều kiện để được phép thành lập hộ kinh doanh vận tải
  • Khi kinh doanh vận tải phải có số lượng phương tiện đảm bảo theo phương án kinh doanh; đơn vị kinh doanh vận tải phải có quyền sở hữu phương tiện hoặc quyền sử dụng hợp pháp.
  • Phương tiện vận tải đảm bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật.
  • Phương tiện vận tải phải được gắn thiết bị giám sát hành trình.
  • Lái xe không trong thời gian bị cấm hành nghề.
  • Lái xe phải có hợp đồng lao động trừ trường hợp lái xe là chủ hộ kinh doanh cá thể;
  • Nhân viên phục vụ trên xe phải được đào tạo về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật
  • Đơn vị kinh doanh vận tải phải có điểm đỗ xe phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
  • Đơn vị kinh doanh vận tải phải sắp xếp đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe
  • Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải đăng ký, thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải cho hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền đăng kí hộ kinh doanh là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cơ quan này có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh vận tải hộ cá thể; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải hộ gia đình gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh vận tải hộ cá thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và tiến hành xem xét và giải quyết yêu cầu đăng ký kinh doanh. Trong vòng 03 ngày Cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ:
Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hộ cá thể nếu hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật trong vòng năm ngày kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản nếu hồ sơ không hợp lệ
Câu hỏi thường gặp
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô ở đâu?
Khi xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, bạn liên hệ nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
Điều kiện của Người điều hành vận tải ?
Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
Về tổ chức, quản lý kinh doanh vận tải hàng ?
Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
VẬY HỌC CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Ở ĐÂU ?
KHÓA HỌC CHỨNG CHỈ SƠ CẤP CHUYÊN NGÀNH VẬN TẢI
QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH VÀ KHAI THÁC VẬN TẢI
Để được phép hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đường bộ, thì người trực tiếp điều hành, giám đốc, quản lý... các doanh nghiệp vận tải cần có Chứng chỉ sơ cấp ngành vận tải (Chứng chỉ Sơ cấp Quản trị, điều hành và khai thác vận tải đường bộ) trở lên. Được quy định cụ thể trong Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, ngày 17/01/2020 quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trong đó trước ngày 31/12/2021 và sau này nếu người đứng đầu, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp nếu chưa có chứng chỉ, trình độ chuyên môn vận tải thì phải bổ sung theo quy định tại điểm d, điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc nâng cao kỹ năng cần thiết cho đội ngũ kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp vận tải đường bộ. Mặt khác, để hoàn thiện hồ sơ pháp lý hành nghề kinh doanh vận tải, Chúng tôi thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ sơ cấp Quản trị khai thác và điều hành vận tải theo quy định của Bộ Giao thông & Vận tải.
Khoá học nhằm  trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành trong một số công việc thuộc nghề Quản lý, điều hành và khai thác vận tải đường bộ như kiến thức về pháp luật kinh doanh vận tải, quá trình vận tải và khai thác vận tải bằng phần mềm...
HỌC SƠ CẤP NGÀNH VẬN TẢI - QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH KHAI THÁC VẬN TẢI
TẠI HẢI PHÒNG - HÀ NỘI - ĐÀ NẴNG - TP HCM VÀ THEO NHU CẦU
1. Đối tượng: Người điều hành, quản lý kinh doanh vận tải, hợp tác xã, cán bộ quản lý đội xe, cán bộ chuyên trách, cán bộ phòng kế hoạch vận tải, phòng kinh doanh, quản lý nhân sự, quản trị và điều hành tổ chức khai thác vận tải…
2. Học phí: 3,6 triệu/khoá.
Lớp học khai giảng hàng tháng.
Đặc biệt: giảm học phí khi đăng ký nhóm
3. Lịch học:Linh hoạt, và đào tạo theo nhu cầu hợp đồng tại từng đơn vị, địa phương.
4. Mục tiêu đào tạo:
Trang bị kiến thức về Pháp luật, Luật HTX, Luật kinh tế và kiến thức về lĩnh vực giao thông vận tải, kinh tế vận tải, tổ chức hoạt động điều hành vận tải.
Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế xã hội và các chế độ liên quan đến công tác kinh doanh vận tải.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo - quản lý...
Thiết lập mối quan hệ với đơn vị với các đối tác;
Nắm được những kiến thức cơ bản về lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của HTX, doanh nghiệp vận tải.
Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh vận tải hiệu quả.
5. Nội dung chương trình học
Pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ
Kỹ năng quản trị, điều hành và khai thác vận tải đường bộ
Kinh tế vận tải
Thống kê vận tải
Thực hành nghề
Sau khóa học, người học vận dụng các kiến thức để tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh vận tải cũng như khai thác phương tiện vận tải an toàn và hiệu quả... Cuối khoá, học viên đạt yêu cầu, được cấp Chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải (Chứng chỉ sơ cấp Điều hành vận tải, Chứng chỉ sơ cấp Quản trị và khai thác vận tải đường bộ).Là điều kiện cần và đủ để hành nghề kinh doanh vận tải theo quy định.
6. Địa chỉ đăng ký ghi danh nộp hồ sơ tham gia khóa học:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO GDVN (CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VIỆT NAM)

  • Tại Hồ Chí Minh: Số 16/8 Trần Thiện Chánh – Phường 12 – Quận 10– TP Hồ Chí Minh
  • Tại Hà Nội: Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Tại Hải Phòng: Phường Đồng Hòa, Quận Kiến An, Hải Phòng

Thời gian làm việc: 08h – 17h (Thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần)

Điện thoại: 0966 86 86 41 – 077 369 0003 – 0344 018 418.

Email: thanhdiem.hcm@giaoducvietnam.edu.vn

FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC 
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)