Bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học, đào tạo cấp chứng chỉ

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
Để trở thành giảng viên đại học cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì? Có rất nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp muốn trở thành giảng viên đại học nhưng chưa nắm rõ thông tin để ứng tuyển. Bài viết này Trung Tâm Đào Tạo GDVVN sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về tiêu chuẩn giảng viên đại học, cùng theo dõi nhé !
1. Điều kiện để trở thành giảng viên đại học là gì?
Giảng viên là người thực hiện hoạt động giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học. Pháp luật có quy định cụ thể trong công tác giảng dạy tại bậc đại học. Qua đó cũng quy định cụ thể các tiêu chuẩn, điều kiện để được trở thành giảng viên.
Nói một cách đơn giản, giảng viên là chức vụ tham gia vào công việc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học. Giảng viên có các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy. Ngoài ra, giảng viên còn có tiêu chuẩn về đạo đức, các tư cách của người nhà giáo. Để đảm bảo các hiệu quả tổ chức cũng như mục tiêu giảng dạy.
Ở bậc đại học, việc nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu lý thuyết và khoa học. Vì vậy, giảng viên phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên (trừ trợ giảng). Trong đó, ưu tiên tuyển dụng giảng viên có trình độ, có chất lượng giảng dạy và thành tích giảng dạy tốt. Qua đó đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và chất lượng nguồn lao động tương lai.
Tại Quyết định 58/2010/QĐ-TTg, điều 24 có nêu rõ các tiêu chuẩn chung của giảng viên. Theo đó, ứng viên muốn thi tuyển công chức vị trí giảng viên cần đáp ứng những tiêu chuẩn làm giảng viên đại học như sau:
  • Có phẩm chất và đạo đức, tư tưởng tốt.
  • Tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng.
  • Có bằng thạc sĩ đối với giảng viên dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
  • Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ, ứng dụng CNTT theo yêu cầu công việc
  • Đủ sức khỏe công tác theo yêu cầu nghề nghiệp
  • Lý lịch cá nhân rõ ràng, trong sạch.
2. Tiêu chuẩn giảng viên đại học gồm những gì?
Trong một môi trường đào tạo đại học, các giảng viên được tuyển dụng đều có tiêu chí chung. Tuy nhiên, chất lượng đánh giá năng lực, trình độ hay bằng cấp của từng giảng viên có thể không giống nhau. Do đó, căn cứ vào chức năng của giảng viên cũng như trình độ của họ, mà có quy định phân hạng chức danh nghề nghiệp. Theo Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, giảng viên giảng dạy trong các trường đại học công lập được chia làm các hạng như sau:
  • Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
  • Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
  • Giảng viên (hạng III) – Mã số: V.07.01.03
  • Trợ giảng (hạng III) – Mã số: V.07.01.23
Tùy thuộc vào đánh giá chuyên môn và bằng cấp để xác định hạng CDNN giảng viên. Giảng viên và trợ giảng sẽ được xếp ở hạng III. Giảng viên chính được thể hiện qua chuyên môn, nghiệp vụ ổn định, có vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng.
Giảng viên cao cấp đáp ứng  tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn cao hơn. Đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác giảng dạy và đào tạo bậc đại học và sau đại học. Chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học.
Có thể thấy, mỗi hạng giảng viên lại có những tiêu chuẩn về năng lực, trình độ khác nhau. Để có thể nâng hạng, thăng hạng và phát triển trong công việc, người giảng viên cần đáp ứng các tiêu chí chung và tiêu chí riêng cho hạng chức danh muốn xét nâng hạng.
Pháp luật có quy định chung về tiêu chuẩn, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên tại Điều 3 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT như sau:
  • Yêu nghề và giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và công việc; có lòng cảm thông, khoan dung, độ lượng, đối xử nhã nhặn với học sinh (gọi tắt là người học) chữa bệnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
  • Tận tụy với công việc; Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và pháp luật của ngành.
  • Dạy học công bằng, đánh giá đúng năng lực người học; tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
  • Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Về tiêu chuẩn riêng được xác định đối với các hạng giảng viên, quý học viên có thể tham khảo nội dung Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT. Hoặc tham khảo qua bài viết tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên.
Trên đây là những yêu cầu, điều kiện để làm giảng viên Đại học. Đối với chức danh giảng viên chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng 2 và 3, yêu cầu đặt ra sẽ cao hơn. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho học viên những thông tin bổ ích về tiêu chuẩn giảng viên đại học. Mọi thắc mắc về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, học viên vui lòng liên hệ:
Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Việt Nam
Địa chỉ:
  • Số 16/8, Đường Trần Thiện Chánh, Phường 12, Q10, TP Hồ Chí Minh
  • Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • 451 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • 156/109 Trường Chinh, Phường Đồng Hòa, Quận Kiến An, TP Hải Phòng
Hotline: 0966 86 86 41 (Gặp Ms. Diễm - Phòng đào tạo)
Email: thanhdiem.hcm@giaoducvietnam.edu.vn
Website:www.tuyensinh24gio.vn

FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC 
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)