Cấp dưỡng mầm non là gì ? học chứng chỉ nghề cấp dưỡng ở đâu ?

Tại trường mầm non tưởng chừng bộ máy tổ chức đơn giản nhưng thực tế, các bộ phận tại đây cũng nhiều. Nếu như bạn đã quá quen thuộc với các chức vụ hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên, bảo mẫu thì cũng không thể không biết tới công việc cấp dưỡng mầm non vì đây là bộ phận quan trọng, cai quản khâu ăn uống, dinh dưỡng cho trẻ. Vậy rốt cuộc cấp dưỡng mầm non là làm gì? Cùng tuyensinh24gio.vn khám phá đầy đủ về công việc này nhé.

1. Tổng quan về nghề cấp dưỡng mầm non

1.1. Cấp dưỡng mầm non là gì?

Cấp dưỡng mầm non là một vị trí thuộc nền hệ thống giáo dục mầm non, có chức năng chính là nuôi và dạy trẻ. Giáo viên sẽ đảm đương nhiệm vụ dưỡng dạy còn người cấp dưỡng phụ trách đảm bảo dinh dưỡng của cho trẻ.

Hiểu gì về nghề cấp dưỡng mầm non

1.2. Cấp dưỡng mầm non và vai trò quan trọng của nghề

Toàn bộ các hệ thống trường mầm non trong toàn quốc, dù là trường công lập, dân lập hay trường quốc tế cũng gánh vác sứ mệnh vô cùng cao cả và thiêng liêng đó chính là chắp cánh cho trẻ thơ ở những bước đi đầu đời. Cũng đồng nghĩa rằng trường mầm non chính là nơi hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của trẻ, từ học tập cho tới sinh hoạt, vui chơi và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt trường mầm non phụ trách ở độ tuổi đang phát triển, vấn đề về dinh dưỡng đặc biệt quan trọng,

Người chịu mọi trách nhiệm với từng bữa ăn của trẻ mầm non chính là bộ phận cấp dưỡng. Tuy không trực tiếp tham gia, tiếp xúc trực tiếp vào quá trình giáo dục song cấp dưỡng mầm non lại chính là người đảm bảo nền tảng tốt nhất cho trẻ để có đủ dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ học tập và hoạt động.

2. Vai trò quan trọng của cấp dưỡng mầm non

Nhìn chung nhiệm vụ của người nhân viên cấp dưỡng mầm non luôn gắn liền cùng căn bếp, thực phẩm và thực đơn các món ăn. Việc tính toán món ăn, đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho trẻ cần phải được làm tỉ mỉ, cẩn thận để cung cấp cho các bé mọi bữa ăn đảm bảo ngon miệng và an toàn. Từ đó đủ năng lượng phục vụ vui chơi, học tập và phát triển toàn diện bản thân.

Hiểu rõ khái niệm về nghề cũng như nắm bắt được vai trò công việc để tìm ra những nhiệm vụ quan trọng của nghề cấp dưỡng. Ngay sau đây là những chia sẻ chi tiết cấp dưỡng mầm non là làm gì.

3. Cấp dưỡng mầm non là làm gì?

3.1. Cấp dưỡng mầm non tính toán dinh dưỡng cho từng bữa ăn

Đây là nhiệm vụ đầu tiên được giao cho nhân viên cấp dưỡng. Bạn cần nắm bắt chế độ dinh dưỡng theo quy chuẩn của trường mầm non cũng như nhu cầu về dinh dưỡng cơ bản của cơ thể ở độ tuổi này. Họ cần chắc chắn các bé phải đủ chất, đủ lượng và có khẩu phần đúng với nhu cầu cơ thể để tính toán mức dinh dưỡng sao cho phù hợp, đồng thời giúp phân bổ chúng khoa học đến từng bữa ăn.

Điều này rất quan trọng vì dinh dưỡng đủ cung cấp cho cơ thể thì mới tạo nền tảng giúp con người phát triển toàn diện về cả thể lực lẫn tinh thần, nhất là với trẻ mầm non. Vì vậy, mọi nhân viên cấp dưỡng đều cần nắm bắt rõ.

Cấp dưỡng mầm non làm công việc gì?

3.2. Đảm bảo nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi bữa ăn của trẻ

Tiếp theo nhân viên cấp dưỡng tại trường mầm non sẽ phải đảm bảo tốt nhất vấn đề vệ sinh thực phẩm. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề toàn cầu và đặc biệt quan trọng đối với từng cá nhân dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa.

Ở giai đoạn đầu đời của mỗi người, dinh dưỡng, thực phẩm cần luôn được giữ vệ sinh để tạo nền tảng sức khỏe tốt phục vụ cho sự phát triển bền vững thể chất lâu dài. Vệ sinh thực phẩm an toàn đồng nghĩa với việc đề kháng của trẻ được phát triển và đảm bảo.

Thế nên, giáo dục tốt vẫn luôn đi song hành cùng với dinh dưỡng tốt, dinh dưỡng an toàn, là vấn đề bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc tại các cơ sở giáo dục bán trú, nội trú, đặc biệt là các trường mầm non. Giáo viên sẽ đảm bảo phần giáo dục tốt còn về vấn đề dinh dưỡng tốt sẽ nằm trong phận sự trách nhiệm của nhân viên cấp dưỡng.

Cấp dưỡng ở trường mầm non cần đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Như vậy, nếu tính toán xem nhân viên cấp dưỡng là làm gì quan trọng nhất thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất định phải được xếp ở thứ hạng nhất nhì, không thể lơ là.

Vì nếu như không coi trọng vấn đề này, đối với trẻ nhỏ có đặc điểm thể trạng và hệ tiêu hóa còn non yếu thì khó có đủ đề kháng để chống được tác động hại từ vi khuẩn.

Khi lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn dinh dưỡng của trẻ mầm non, nhân viên cấp dưỡng cần phải chọn nguyên liệu tươi sống, sạch sẽ, đã qua kiểm định chất lượng từ các bộ phận, cơ quan quản lý. Tiếp đến là khâu chế biến, cấp dưỡng viên cần luôn giữ cho dụng cụ chế biến bữa ăn sạch sẽ, quy cách chế biến thực phẩm tuân thủ nghiêm những quy định về an toàn thực phẩm.

3.3. Đảm bảo món ăn ngon để kích thích trẻ ăn ngon miệng

Đi cùng một bữa ăn có đủ dinh dưỡng, được đảm bảo an toàn thực phẩm thì chất lượng hương vị cũng rất quan trọng để quyết định sự thành công của nghề cấp dưỡng. Vì sao lại nói như vậy?

Vấn đề này cũng dễ hiểu vì món có ngon, kích thích được khẩu vị của trẻ thì trẻ mới ăn tốt, ăn khỏe để đưa dinh dưỡng vào mình. Đó là lý do vì sao các trường đều tuyển dụng bộ phận cấp dưỡng phải có tay nghề nấu nướng cũng như kinh nghiệm ở lĩnh vực này để hiểu rõ khẩu vị của trẻ, từ đó quá trình nêm nếm gia vị, tạo hương vị phù hợp.

Đảm bảo các món ăn ngon giúp kích thích trẻ được ăn ngon miệng là nhiệm vụ của người cấp dưỡng mầm non

3.4. Công việc quản lý bếp ăn của cấp dưỡng viên

Đây là nhiệm vụ sau cùng cũng quan trọng không kém 3 công tác ở trên, đó chính là quản lý khu vực bếp ăn. Khu vực này cần phải giữ sạch sẽ, gọn gàng dù là trước, trong hay sau khi hoàn tất chế biến đồ ăn cho trẻ.

Đặc biệt là sau khi hoàn thành công việc, bếp cần được lau dọn để khô ráo, đồ dùng, dụng cụ được rửa sạch sẽ, khau đồ ăn, thìa đũa của trẻ cũng được rửa vệ sinh sạch và phơi khô ráo nhằm phục vụ cho bữa ăn của ngày tiếp theo.

Không chỉ giữ vệ sinh để đảm bảo sức khỏe mà nhiệm vụ quản lý gian bếp của nhân viên cấp dưỡng mầm non còn vì mục đích bảo quản, giữ gìn tài sản của trường học, hạn chế sự thất thoát và hỏng hóc dẫn tới tốn kém.

Quản lý bếp ăn - công việc của nghề cấp dưỡng mầm non

Rõ ràng, khi hiểu được rõ ràng nhân viên cấp dưỡng mầm non là làm gì thì bạn sẽ thấy được nghề này quan trọng như thế nào trong hệ thống giáo dục mầm non. Cũng vì thế mà nhân viên cấp dưỡng sẽ được lựa chọn tuyển dụng kỹ càng, cẩn thận hơn.

Các tiêu chí tuyển dụng có những khắt khe, nghiêm ngặt nhất định. Đó là gì? Nếu việc làm cấp dưỡng là nghề mà bạn quan tâm thì nhất định phải cập nhật được tiêu chí hành nghề, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo cho công cuộc chinh phục việc làm của bạn.

4. Cập nhật quy định nghề nghiệp cho nhân viên cấp dưỡng mầm non

4.1. Cấp dưỡng mầm non có cần chứng chỉ hành nghề hay không?

Nhân viên cấp dưỡng mầm non buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Đây là chứng chỉ đào tạo ngắn hạn, được cấp cho người đã hoàn thành khóa học về nghề cấp dưỡng. Chứng chỉ có giá trị pháp lý, được cấp bởi cơ quan chức năng. Vì thế, khi sở hữu chứng chỉ cấp dưỡng cũng đồng nghĩa bạn đã đủ điều kiện hành nghề và đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng, yêu cầu nghề nghiệp được đặt ra trong hệ thống giáo dục mầm non.

4.2. Mức lương của một nhân viên cấp dưỡng

Trước đây, mức lương trung bình của nhân viên cấp dưỡng mầm non khá thấp. Đây là đánh giá được đưa ra khi so sánh lương của việc làm này với các vị trí khác trong cùng ngành.

Mức lương của nhân viên cấp dưỡng mầm non

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại, những nghiên cứu tiến bộ về dinh dưỡng con người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ đã đem đến cái nhìn khác, trân trọng hơn đối với nghề cấp dưỡng. Kéo theo đó, nghề đã được cải thiện về lương bổng khá đáng kể. Mức lương trung bình hiện tại của vị trí cấp dưỡng mầm non có được trả từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi tháng. Con số cụ thể mà người lao động được nhận sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như khả năng làm nghề.

4.3. Cập nhật những quy định cần tuân thủ đối với nghề cấp dưỡng

Nghề cấp dưỡng mầm non với vai trò quan trọng đã được đưa ra các quy định hành nghề rõ ràng. Cụ thể, khoản 1, Điều số 6 thuộc Thông tư liên tịch 06 của Bộ Nội Vụ và Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành, cứ 35 trẻ học ở hệ nhà trẻ hay 50 trẻ nhỏ học ở diện mẫu giáo thì cơ sở giáo dục mầm non phải sắp xếp 1 cấp dưỡng.

Nghề cấp dưỡng mầm non cần đảm bảo mọi vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ học mầm non

Không áp dụng bất cứ quy định, chế độ thừa giờ nào cho nhân viên cấp dưỡng. Quy định chỉ cho phép địa phương hỗ trợ cho những nhân viên cấp dưỡng khi phải phục vụ số trẻ mầm non vượt quy định.

Nhìn chung, những thông tin khám phá về nhân viên cấp dưỡng, giúp bạn hiểu rõ cấp dưỡng mầm non là làm gì đã đánh tan những nhận định sai về nghề khi nhiều ý kiến cho rằng nghề cấp dưỡng rất nhàn hạ. Thực chất, những yêu cầu khắt khe, quy định hành nghề nghiêm ngặt buộc người hành nghề cấp dưỡng mầm non phải thật chỉn chu, nghiêm túc, phải làm việc bằng tất cả cái tâm và tình yêu đối với trẻ nhỏ thì mới có thể gắn bó với nghề lâu dài được và đảm bảo đáp ứng đúng quy định hành nghề.

———–

Quý Thầy/Cô, Quý Anh/Chị quan tâm vế khóa học "Nghiệp vụ cấp dưỡng trường mầm non" vui lòng:

– Bước 1: Bấm vào ĐĂNG KÝ: https://tuyensinh24gio.vn/page/dang-ky-truc-tuyen

– Bước 2: Đọc kỹ và làm theo hướng dẫn để được vào lớp

Hoặc liên hệ 0344 018 418 (Gặp Cô Diễm) sẽ được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

Liên hệ tư vấn và hỗ trợ:

Trung tâm Đào Tạo GDVN

(Trực thuộc Công Ty CP Giáo Dục Việt Nam – Cơ sở II tại TP. HCM)

Địa chỉ: Số 16/8 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP HCM

Liên hệ: 0966 86 86 41 – 0344 018 418 (Di động/Zalo)

Email: thanhdiem.hcm@giaoducvietnam.edu.vn

 

FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC 
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)