Đào tạo và cấp chứng chỉ giảng viên an toàn lao động

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHÓA HUẤN LUYỆN NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Ai được cấp chứng chỉ giảng viên an toàn theo quy định?
Để trở thành người giảng viên hoạt động trong đào tạo an toàn vệ sinh lao động, mỗi người cần thực sự nhiệt tình, hăng hái, tích cực chủ động học tập và cập nhật những chứng chỉ quan trọng.  Trong đó, nhất định phải chú trọng học chứng chỉ giảng viên an toàn để đảm bảo nắm vững chuyên môn. 
2. Chứng chỉ giảng viên an toàn là gì?
Để hiểu chứng chỉ giảng viên an toàn hay chứng chỉ giảng viên an toàn lao động (còn gọi tắt là người huấn luyện) chúng ta cần phân tích nội hàm của thuật ngữ này, bao gồm:
  • Giảng viên là công chức chuyên môn đảm nhiệm các công việc bao gồm: giảng dạy, đào tạo ở các bậc học như đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Giảng viên chính là công chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo đối với các bậc học khác nhau, thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học, cao đẳng.
  • Chứng chỉ an toàn (chứng chỉ an toàn lao động) là kết quả kiểm tra, kỳ thi sát hạch và đạt yêu cầu sau khi hoàn thành khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. 
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu chứng chỉ giảng viên an toàn chính là loại chứng chỉ được cấp cho một chủ thể đạt kết quả sát hạch theo quy định và có thể tiến hành huấn luyện kiến thức về an toàn lao động cho người khác với tư cách là giảng viên.
3. Ai được cấp chứng chỉ giảng viên an toàn theo quy định?
Pháp luật quy định về từng đối tượng và điều kiện cụ thể đối với từng dạng giảng viên huấn luyện chứng chỉ an toàn:
Các đối tượng
  • Những người thường xuyên  huấn luyện nội dung hệ thống pháp luật an toàn vệ sinh lao động, có trình độ Đại học trở lên.
  • Người có thời gian tối thiểu làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật; công tác quản lý vệ sinh ở các cơ quan liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động là 05 năm.
  • Những người có thời gian tối thiểu là 07 năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động ở các  đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và phải tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
  • Những người muốn nâng cao năng lực, muốn tham gia đào tạo huấn luyện giảng viên an toàn lao động để có thể đào tạo lại cho những thế hệ sau.
4. Điều kiện cụ thể với từng dạng huấn luyện
Theo quy định tại điều 22 nghị định 44/2016/NĐ-CP thì để được cấp chứng chỉ giảng viên an toàn người đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Huấn luyện nội dung hệ thống pháp Luật an toàn, vệ sinh lao động
Người huấn luyện nội dung hệ thống pháp Luật an toàn, vệ sinh lao động là người có trình độ đại học trở lên, ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
Người huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động là người có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
  • Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  • Có ít nhất 07 năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và phải tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
Huấn luyện lý thuyết chuyên ngành
Người huấn luyện lý thuyết chuyên ngành là người có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
  • Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  • Có ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.
Huấn luyện thực hành:
Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người huấn luyện có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người huấn luyện để được cấp chứng chỉ giảng viên an toàn có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người huấn luyện có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 05 năm;
Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người huấn luyện có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
Người huấn luyện thực hành bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản này, đồng thời phải tham gia khóa huấn luyện về nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc có ít nhất 5 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Huấn luyện nội dung chuyên môn về y tế lao động
Người huấn luyện phải có trình độ bác sĩ trở lên và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
  • Có ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  • Có ít nhất 05 năm làm công việc trong lĩnh vực có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu, dinh dưỡng, phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Định kỳ 02 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất một lần; trừ người huấn luyện chuyên môn vệ sinh lao động, y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Hồ sơ đăng ký tham gia chứng chỉ giảng viên an toàn
Để học tập và  nâng cao  kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, có chứng chỉ giảng viên an toàn lao động thì mỗi người cần phải chuẩn bị những hồ sơ cụ thể như:
  • Cung cấp bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên sao y công chứng
  • Chuẩn bị 2 CCCD sao y công chứng;
  • 3 Ảnh 3×4;
  • 1 Sơ yếu lý lịch
  • 1 Giấy xác nhận số năm kinh nghiệm trong ngành.
6. Đăng ký cấp chứng chỉ giảng viên an toàn lao động ở đâu nhanh nhất?
Công Ty CP Giáo Dục Việt Nam tổ chức các lớp học giảng viên nguồn an toàn lao động với mức học phí ưu đãi 3.500.000 vnđ/1 học viên. Bạn có thể tham gia khóa học bằng cách đăng ký tại văn phòng.
  • Tại HCM: Số 16/8 Trần Thiện Chánh, P14, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
  • Tại Hà Nội: Số 451 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, HN
  • Tại Hải Phòng: Số 156/109 Trường Chinh, Phường Đồng Hòa, Quận Kiến An, HP
Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:
  • Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  • Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.
Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: Hotline:  0966 86 86 41 - 0902 957 589 - 0978 86 86 51.

FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC 
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)