Chứng chỉ sư phạm Giáo viên dạy nghề hệ sơ cấp

Yêu cầu về trình độ để cấp chứng chỉ
Căn cứ Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
  1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành.
  1. Nhà giáo trong trung tâm giáo dc ngh nghip, trường trung cđược gi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gi là ging viên.
  2. Chc danh ca nhà giáo trong cơ s giáo dc ngh nghip bao gm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cp; ging viên, ging viên chính, ging viên cao cp.
  3. Nhà giáo trong cơ s hođộng giáo dc ngh nghip phđáng các tiêu chun sau đây:
  • Có phẩm chất, đạo đức tốt;
  • Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
  • Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
  • Có lý lịch rõ ràng.
Về Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định tại Điều 54 Luật giáo dục nghề nghiệp:
  1. Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp.
  1. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp.
  2. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng.
  3. Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
  4. Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
  5. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Căn cứ Nghị định 143/2016/NĐ-CP có quy định như sau về trình độ của đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy tại các trung tâm dạy nghề trình độ sơ cấp:
Điều 14. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp
c) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề; và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.
Tuy nhiên, tại Nghị định này chưa mô tả rõ giáo viên phải đáp ứng trình độ chuyên môn gì hay phải có chứng chỉ kỹ năng nghề nào; để chứng minh mình đáp ứng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dạy trình độ sơ cấp. Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh Xã hội; được ban hành ngày 10/03/2017 đã hướng dẫn làm rõ vấn đề này.
Theo đó, tiêu chí về năng lực chuyên môn; được thể hiện thông qua tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học. Cụ thể:
Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn
  1. Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy; hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
  2. Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy.
  3. Có kiến thức về các mô-đun liên quan trong nghề.
  4. Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề được phân công giảng dạy.
  5. Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
  6. Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ của nghề được phân công giảng dạy.
Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp; theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp; theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM LỚP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
- Thời gian đào tạo: theo quy định của Bộ LĐTB&XH. (Học tối từ thứ 2 đến thứ 6 hoặc cả ngày T7, CN hàng tuần)
- Khai giảng: Liên hệ để biết chi tiết 0338667181 Ms Ngọc
- Kinh phí đào tạo: 2.500.000đ/1 học viên
NỘI DUNG:
STT
Chương trình học
Thời gian đào tạo ( tiết)
01
Tâm lý học nghề nghiệp
30 tiết
02
Giáo dục học nghề nghiệp
30 tiết
03
Kỹ năng và Phương pháp dạy nghề
60 tiết
04
Thực tập sư phạm
40 tiết
Tổng
160 tiết
MỌI THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN KHOÁ HỌC VUI LÒNG LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Chi nhánh: 16/8 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP HCM
Hà Nội: Số 451 Hoàng Quốc Việt - Phường Cổ Nhuế 1 - Quận Bắc Từ Liêm
Hải Phòng: 156/109 Trường Chinh, Kiến An, Hải Phòng
HOTLINE: 0978868651 Ms Ngọc

FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC 
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)