Thủ tục thành lập công ty du lịch 2022

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY DU LỊCH 2022

Thủ tục thành lập công ty du lịch (Cập nhật mới nhất 2022)

Với mức sống ngày càng cao con người thường có xu hướng tận hưởng cuộc sống và thực hiện hoạt động du lịch nhiều hơn. Điều đó khiến cho hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng phát triển, các công ty kinh doanh du lịch thành lập ngày càng nhiều trong những năm gần đây.

Kinh doanh du lịch là gì?

Hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động du lịch, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị trường. Trên thị trường đó, người kinh doanh dịch vụ (người bán) và khách du lịch (người mua) sẽ tiến hành trao đổi các sản phẩm liên quan đến du lịch, và sự trao đổi thường là bên bán sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ còn bên mua sẽ lấy tiền tệ để đổi lấy.

Tại sao cần phải có giấy phép thành lập công ty du lịch?

  • Du lịch vừa có tác động tiêu cực vừa có tác động tích cực đến nền kinh tế và môi trường, do đó việc kinh doanh du lịch cần phải tuân thủ một hành lang pháp lý chặt chẽ để phát triển một cách bền vững, vừa tạo ra thu nhập cho quốc gia, cải thiện cuộc sống của người dân nhưng không làm trầm trọng thêm tình hình ô nhiễm môi trường. Do vậy, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch cần phải có giấy phép kinh doanh.
  • Theo quy định tại Điều 9 Luật Du lịch năm 2017 thì kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch.

Mẫu giấy phép thành lập công ty du lịch

Để tiến hành kinh doanh du lịch thì công ty du lịch cần phải có các mẫu giấy phép thành lập công ty du lịch, trong đó nhất thiết phải có hai mẫu giấy phép sau:

  • Thứ nhất, phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề liên quan đến lĩnh vực du lịch
  • Thứ hai, phải có giấy phép lữ hành quốc tế đủ điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế  hoặc giấy phép lữ hành nội địa

Điều kiện thành lập công ty du lịch, hồ sơ đăng ký kinh doanh du lịch cần những gì?

1. Điều kiện thành lập công ty du lịch với các ngành nghề cụ thể

 

  • Phải có tài khoản ký quỹ, cụ thể ký quỹ ngân hàng 250 triệu đồng trong trường hợp kinh doanh lữ hành quốc tế đưa khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam và ký quỹ 500 triệu đồng trong trường hợp kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch ra nước ngoài.
  • Có bằng cấp liên quan đến ngành nghề du lịch hoặc chứng chỉ điều hành quốc tế. Bằng cao đẳng trở lên các chuyên ngành liên quan đến lữ hành hoặc bằng cao đẳng ngành khác cộng với Chứng chỉ điều hành quốc tế để thành lập công ty du lịch quốc tế.

– Điều kiện khi kinh doanh ngành nghề lữ hành Nội địa:

 

–  Điều kiện khi kinh doanh ngành nghề khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ, nhà nghỉ du lịch hoặc nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê:

Phải có văn bản xin phép Sở văn hóa, thể thao và du lịch khi hoạt động ngành nghề này. Sở sẽ yêu cầu điều kiện thành lập công ty du lịch như sau:

  • Có giấy phép an ninh trật tự
  • Có giấy phép vệ sinh môi trường
  • Xin giấy phép đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
  • Ngoài ra, đối với những khách sạn có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, phải đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, các trang thiết bị và các dịch vụ cần thiết khác phục vụ khách lưu trú đảm bảo.

2. Các ngành nghề kinh doanh khi xin giấy phép kinh doanh cho công ty du lịch

Dựa trên những yêu cầu thực tế của khách hàng, với kinh nghiệm của ACC đã cung cấp dịch vụ khi thực hiện các hồ sơ thành lập công ty, các ngành, nghề sau đây sẽ được phép đăng ký trong lĩnh vực du lịch:

  • Đại lý du lịch (mã ngành 7911);
  • Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch (mã ngành 1920);
  • Điều hành tua du lịch (mã ngành 7912): Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế;
  • Quảng cáo (mã ngành 7310);
  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (mã ngành 5229): Chi tiết: Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa;
  • Cho thuê xe có động cơ (mã ngành 7710): Chi tiết: Cho thuê xe du lịch;
  • Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại  (mã ngành 8230): Chi tiết: Tổ chức hội nghị, hội thảo (không thực hiện hiệu ứng cháy nổ; không sử dụng chất nổ; chất cháy; hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh);
  • Vận tải hành khách đường bộ khác (mã ngành 4932);
  • Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) (mã ngành 4931);
  • Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (mã ngành 5510): Chi tiết: Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (không hoạt động tại trụ sở).

3. Các giấy tờ thành lập công ty du lịch

Thành lập công ty về lĩnh vực du lịch cũng giống như thành lập công ty thông thường, hồ sơ gồm các yêu cầu sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp được soạn thảo theo mẫu pháp luật quy định tại phụ lục ban hành kèm Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT. Tùy thuộc vào loại hình công ty định đăng ký thành lập mà lựa chọn mẫu đơn tương ứng;

– Dự thảo điều lệ công ty nếu là loại hình công ty TNHH 2 thành viên, công ty Cổ phần thì bản dự thảo phải có đầy đủ chữ ký xác nhận của các thành viên trong Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông;

– Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông;

– Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của thành viên/cổ đông là cá nhân;

– Bảo sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập của thành viên/cổ đông là tổ chức.

4. Quy trình thủ tục thành lập công ty du lịch 

Bước 1: Tiến hành xin giấy phép kinh doanh cho công ty

Hồ sơ cần có và cung cấp: Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân công chứng. Trường hợp người nước ngoài là Passport công chứng.

  1. Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty cho Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi đăng ký kinh doanh
  2. Tiến hành khắc dấu và thông báo mẫu dấu
  3. Đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty
  4. Thực hiện thủ tục khai báo thuế ban đầu
  5. Thực hiện các thủ tục liên quan: mua token – chứng thư số, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, thông báo tài khoản ngân hàng, nộp lệ phí môn bài
  6. Nộp tiền lệ phí môn bài (Từ 2 – 3 triệu tùy mức vốn điều lệ đăng ký)

Bước 2: Tiến hành xin giấy phép con (giấy phép đủ điều kiện hoạt động của công ty du lịch)

 

Hồ sơ cần có và cung cấp: giấy chứng nhận ký quỹ và bằng cấp liên quan đối với công ty du lịch lữ hành; giấy phép an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường đối với ngành nghề khách sạn, lưu trú nghỉ dưỡng

  1. Nộp hồ sơ xin cấp phép hoạt động đối với ngành nghề có điều kiện cho Bộ du lịch hoặc sở văn hóa thể thao và du lịch
  2. Nhận kết quả và doanh nghiệp đã đủ điều kiện kinh doanh.

Vốn mở công ty du lịch (vốn điều lệ thành lập công ty du lịch, chi phí xin giấy phép kinh doanh cho công ty du lịch)

Điều đầu tiên cần quan tâm khi thành lập công ty du lịch là vốn mở công ty du lịch sẽ dao động trong khoảng nào? Thường khi mở công ty du lịch, ngoài những cơ sở vật chất mà các công ty khác đều phải chịu, bạn thường sẽ phải đầu tư vào hai khoản chính, đó là vốn để thành lập công ty du lịch và chi phí xin giấy phép kinh doanh cho công ty du lịch.

Về vốn để thành lập công ty du lịch, hiện pháp luật không yêu cầu công ty kinh doanh du lịch phải có mức vốn cụ thể nào. Tuy nhiên, khi tiến hành kinhh doanh dịch vụ lữ hành thì công ty cần phải tiến hành ký quỹ theo quy định của Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch 2017. Cụ thể như sau:

  •       Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
  •       Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Hồ sơ và thủ tục để tiến hành nộp tiền ký quỹ đều được quy định cụ thể tại Nghị định 168/2017. Sau khi ký quỹ thì công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ được ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp.

FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC 
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)