Câu hỏi trắc nghiệm dành cho người Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (Phần 1)
PHẦN 1
Anh/chị lưu ý: Tài liệu được chúng tôi cập nhật trên website có đáp án sẵn chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo hoàn toàn chính xác và có thể xảy ra sai sót. Anh/chị nên xem xét lại đáp án trước khi sử dụng.
I. NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ ATVSLĐ
A. CÂU HỎI PHẦN KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH BHLĐ (100 Câu)
Câu 1. Trong điều kiện Bình thường có từ bao nhiêu người lao động trở lên phải thành lập phòng ATVSLĐ hoặc bố trí ít nhất từ 02 cán bộ ATVSLĐ.
a. 500 Lao động.
b. 700 Lao động.
c. 1000 Lao động.
d. 1500 Lao động.
Câu 2. Một số lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ như: SX cơ khí, hóa chất, xây dựng có từ bao nhiêu người lao động phải bố trí ít nhất 02 cán bộ chuyên trách làm công tác ATVSLĐ.
a. 50 - dưới 100 Lao động.
b. 100 - dưới 200 Lao động.
c. 300 - dưới 1000 Lao động.
Câu 3. Một số lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ như: SX cơ khí, hóa chất, xây dựng có từ bao nhiêu người lao động phải bố trí ít nhất 03 cán bộ chuyên trách làm công tác ATVSLĐ.
a. 500 - dưới 700 Lao động.
b. 700 - dưới 1000 Lao động.
c. 1000 - dưới 1500 Lao động.
Câu 4. Trong điều kiện bình thường dưới bao nhiêu lao động phải bố trí 01 cán bộ bán chuyên trách làm công tác ATVSLĐ.
a. 200 Lao động.
b. 300 Lao động.
c. 500 Lao động
d. 1000 Lao động.
Câu 5. Một số lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ như: SX cơ khí, hóa chất, xây dựng có dưới bao nhiêu người lao động thì được phép bố trí 01 cán bộ bán chuyên trách làm công tác ATVSLĐ.
a. 30 Lao động.
b. 50 Lao động.
c. 100 Lao động.
d. 300 Lao động.
Câu 6. Điều kiện của cán bộ chuyên trách ATVSLĐ tại doanh nghiệp phải có điều kiện nào sau đây.
a. Có trình độ cao đẳng khối kỹ thuật.
b. Có trình độ cao đẳng thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở.
c. Có trình độ cao đẳng thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở.
Câu 7. Điều kiện của cán bộ chuyên trách ATVSLĐ tại doanh nghiệp phải có điều kiện nào sau đây.
a. Có trình độ Trung cấp khối kỹ thuật.
b. Có trình độ trung cấp thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có 03 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở.
c. Có trình độ trung cấp thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có 05 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở.
Câu 8. Điều kiện của cán bộ bán chuyên trách ATVSLĐ tại doanh nghiệp phải có điều kiện nào sau đây.
a. Có trình độ đại học chuyên ngành khối kỹ thuật.
b. Có trình độ trung cấp chuyên ngành khối kỹ thuật.
c. Có trình độ trung cấp thuộc chuyên ngành khối kỹ thuật và có 01 năm kinh nghiệm làm lĩnh vực SXKD của cơ sở;
Câu 9. Người lao động có quyền rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ, đe doạ đến tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay với người quản lý trực tiếp.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Tùy từng trường hợp.
Câu 10. Người lao động có quyền rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ, đe doạ đến tính mạng hoặc sức khỏe của mình.
a. Vẫn được trả đủ tiền lương. b. Không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động. c. Cả 2 trường hợp trên.
Câu 11. Người lao động có quyền gì sau đây.
a. Được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động.
b. Được Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật.
c. Được yêu cầu DN bố trí công việc phù hợp sau tai nạn.
d. Cả 3 quyền trên.
Câu 12. Người bị tai nạn lao động phải chịu chi phí khám giám định thương tật.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Tùy từng trường hợp.
Câu 13. Điểm nào sau đây không thuộc nghĩa vụ của người lao động.
a. Chấp hành nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
b. Tham gia đoàn điều tra Tai nạn lao động tại doanh nghiệp.
c. Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Câu 14. Người sử dụng lao động phải lấy ý kiến ban chấp hành CĐ cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Tùy từng trường hợp.
Câu 15. Điều kiện được hưởng bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật.
a. Công việc nằm trong danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại do Nhà nước ban hành.
b. Môi trường lao động của người lao động đo kiểm có yếu tố vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
c. Cả 2 điều kiện trên.
Câu 16. Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật có thể cấp thay bằng tiền nếu người lao động làm việc phân tán.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Nếu được BCH Công đoàn cơ sở đồng ý.
Câu 17. Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại vượt quy định những không nằm trong danh mục nghề độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động có thể thực hiện chế độ bồi dưỡng cho người lao động.
a. Đúng.
c. Sai.
d. Chỉ được thực hiện khi được sự đồng ý của Cục an toàn lao động bộ LĐTBXH.
Câu 18. Người lao động tham gia Bảo hiểm tai nạn lao động được quyền lợi gì
a. Chế độ trợ cấp TNLĐ, BNN.
b. Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề. c. Hỗ trọ huấn luyện ATVSLĐ.
d. Hỗ trợ khám, điều trị BNN.
đ. Hỗ trợ phục hồi chức năng.
e. Cả 5 quyền lợi trên.
Câu 19. Người tham gia mạng lưới An toàn vệ sinh viên phải là.
a. Người lao động trực tiếp.
b. Cán bộ an toàn lao động của doanh nghiệp.
c. Là cán bộ quản lý gián tiếp.
d. Cả 3 đối tượng trên.
Câu 20. An toàn vệ sinh viên được quyền hạn gì.
a. Được cung cấp thông tin đầy đủ về ATVSLĐ tại nơi làm việc.
b. Được phụ cấp trách nhiệm bằng tiền.
c. Được dành thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ.
d. Cả 3 quyền hạn trên.
Câu 21. An toàn vệ sinh viên được phụ cấp bằng tiền hàng tháng cụ thể.
a. Bằng phụ cấp của tổ trưởng sản xuất.
b. Mức phụ cấp tiền do Người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở thỏa thuận.
c. Tùy từng lĩnh vực ngành nghề.
Câu 22. An toàn vệ sinh viên cơ sở có quyền hạn
a. Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng việc nếu thấy mất an toàn.
b. Được xử phạt đối với người lao động.
c. Cả 2 quyền hạn trên.
Câu 23. Người sử dụng lao động phải chi trả chế độ gì cho người lao động bị TNLĐ.
a. Toàn bộ chi phí y tế điều trị từ khi bị nạn đến khi điều trị ổn định (Đồng chi trả nếu người lao động có tham gia BHYT.
b. Chi trả toàn bộ tiền lương trong thười gian người lao động nghỉ việc do TNLĐ;
c. Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động một khoản tiền theo mức suy giảm lao động.
d. Tất cả nội dung trên.
Câu 24. Chủng loại phương tiện cấp phát PTBVCN cho từng công việc do ai quy định.
a. Nhà nước.
b. Doanh nghiệp.
c. Do Công đoàn cơ sở.
Câu 25. Trong các biện pháp an toàn vệ sinh lao động biện pháp sử dụng PTBVCN là biện pháp ưu tiên hàng đầu.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Biện pháp sử dụng PTBVCN chỉ là biện pháp sau cùng.
Câu 26. Có thể giao tiền cho người lao động tự mua PTBVCN cho mình.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Nếu được Công đoàn cơ sở đồng ý.
Câu 27 Điều kiện hưởng chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật.
a. Làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
b. Môi trường lao động có yếu tố vượt quá tiêu chuấn cho phép.
c. Cả 2 điều kiện trên. d. Tuỳ từng điều kiện ngành, nghề.
Câu 28. Kinh phí khám sức khoẻ định kỳ do ai chi trả.
a. Người sử dụng lao động.
b. Công đoàn cơ sở.
c. Do BHYT chi trả.
d. Người lao động và Doanh nghiệp đồng chi trả.
Câu 29. Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật được hưởng theo số ngày làm việc thực tế trong tháng?
a. Đúng
b. Sai.
c. Được hưởng cố định hàng tháng
Câu 30. Lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, lao động chưa thành niên, người làm công việc nặng nhọc, độc hại phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất mấy tháng một lần?
a. 03 tháng/lần.
b. 06 tháng/lần.
c. 01 năm/lần.
Câu 31. Theo pháp luật lao động khi xảy ra tai nạn lao động chết người thì doanh nghiệp phải khai báo ngay với cơ quan nào?
a. Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội
b. Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn
c. Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý.
d. Cả 3 cơ quan trên.
Câu 32. Bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn An toàn - vệ sinh lao động là nghĩa vụ của ai?
a. Người sử dụng lao động.
b. Cơ quan quản lý nhà nước về An toàn - vệ sinh lao động.
c. Cả người sử dụng lao động và người lao động.
Câu 33. Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
a. Cấp hiện vật cho người lao động bồi dưỡng.
b. Có thể cấp tiền cho người lao động tự mua, nếu trong thỏa ước lao động tập thể quy định.
c. Được trả vào lương.
d. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, do người sử dụng lao động quyết định.
Câu 34. Công đoàn cơ sở có quyền hạn nào sau đây trong công tác an toàn - vệ sinh lao động?
a. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng các nội quy, quy chế quản lý về an toàn - vệ sinh lao động.
b. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.
c. Tham gia các Đoàn tự kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động của doanh nghiệp.
d. Tất cả các quyền hạn trên.
Câu 35. Doanh nghiệp nếu không thành lập được bộ phận y tế có thể ký hợp đồng chăm sóc sức khoẻ với cơ sở y tế có chức năng?
a. Đúng.
b. Sai.
c. Nếu được sự đồng ý của phòng y tế cấp quận, huyện.
Câu 36. Đối tượng nào sau đây được xét hưởng chế độ tuất của BHXH, do TNLĐ tử vong.
a. Con dưới 18 tuổi.
b. Bố mẹ vợ.
c. Vợ, chồng.
d. Bố mẹ đẻ.
đ. Cả 4 đối tượng trên.
Câu 37. Mức trợ cấp BHXH một lần TNLĐ chết người.
a. 60 tháng lương cơ sở.
b. 36 tháng lương cơ sở.
c. 12 tháng lương cơ sở.
Câu 38. Trợ cấp BHXH, Tai nạn lao động không phụ thuộc vào thời gian đã tham gia BHXH.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Do cơ quan BHXH xét duyệt.
Câu 39. Chế độ BHXH với người bị chết do TNLĐ.
a. Trợ cấp BHXH. b. Tiền mai táng phí.
c. Chế độ tuất cho người thân.
d. Cả 3 chế độ trên.
Câu 40. Chế độ BHXH cho người bị thương do TNLĐ.
a. Chế độ trợ cấp TNLĐ.
b. Chế độ đào tạo chuyển đổi nghề.
c. Chế độ phục hồi chức năng.
d. Cả 3 quyền lợi trên.
Câu 41. Nếu DN trốn đóng BHXH thì phải chi trả cho Người lao động bị tai nạn lao động một khoản tiền tương đương chế độ BHXH.
a. Đúng
b. Sai
c. Do đoàn điều tra TNLĐ Thành phố quyết định.
Câu 42. Báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động, doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan nào?
a. Phòng lao động TBXH.
b. Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
c. Phòng Y tế.
Câu 43. Người chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện công tác An toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp là ai?
a. Người sử dụng lao động.
b. Tùy theo phân định trách nhiệm của doanh nghiệp.
Câu 44. Điểm nào sau đây không thuộc nhiệm vụ của An toàn vệ sinh viên cơ sở?
a. Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát về công tác An toàn vệ sinh lao động.
b. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động.
c. Tham gia xây dựng kế hoạch, các biện pháp An toàn vệ sinh lao động.
Câu 45. Đối tượng nào sau đây được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?
a. Người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
b. Tất cả người lao động trong doanh nghiệp.
c. Những người lao động có thời gian làm việc ít nhất 15 năm.
XEM PHẦN TIẾP THEO PHẦN 2 (CLICK VÀO ĐÂY)
FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)