Câu hỏi trắc nghiệm dành cho người Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (Phần 3)

PHẦN 3
Anh/chị lưu ý: Tài liệu được chúng tôi cập nhật trên website có đáp án sẵn chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo hoàn toàn chính xác và có thể xảy ra sai sót. Anh/chị nên xem xét lại đáp án trước khi sử dụng.
 
Câu 79. Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại vượt quy định những không nằm trong danh mục nghề độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động có thể thực hiện chế độ bồi dưỡng cho người lao động.
a. Đúng.
b. Sai. 
c. Chỉ được thực hiện khi được sự đồng ý của Cục an toàn lao động bộ LĐTBXH.
Câu 80. An toàn vệ sinh viên được quyền hạn gì.
a. Được cung cấp thông tin đầy đủ về ATVSLĐ tại nơi làm việc.
b. Được phụ cấp trách nhiệm bằng tiền.
c. Được dành thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ.
d. Cả 3 quyền hạn trên.
Câu 81. Người sử dụng lao động phải chi trả chế độ gì cho người lao động bị TNLĐ.
a. Toàn bộ chi phí y tế điều trị từ khi bị nạn đến khi điều trị ổn định (Đồng chi trả nếu người lao động có tham gia BHYT.
b. Chi trả toàn bộ tiền lương trong thời gian người lao động nghỉ việc do TNLĐ;
c. Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động một khoản tiền theo mức suy giảm lao động.
d. Tất cả nội dung trên.
Câu 82. Có thể giao tiền cho người lao động tự mua PTBVCN cho mình.
a. Đúng.
b. Sai.                      
c. Nếu được Công đoàn cơ sở đồng ý.                           
Câu 83. Kinh phí khám sức khoẻ định kỳ do ai chi trả.
a. Người sử dụng lao động.                      
b. Do BHYT chi trả.
c. Công đoàn cơ sở.                       
d. Người lao động và Doanh nghiệp đồng chi trả.    
Câu 84. Lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, lao động chưa thành niên, người làm công việc nặng nhọc, độc hại phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất mấy tháng một lần?
a. 03 tháng/lần.                   
b. 06 tháng/lần.                   
c. 01 năm/lần.
Câu 85. Thời gian huấn luyện An toàn vệ sinh lao động lần đầu tối thiểu được quy định như thế nào? 
a. Nhóm 1: 16 giờ; Nhóm 2: 32 giờ; Nhóm 3: 32 giờ; nhóm 4: 16 giờ; Nhóm 5: 56 giờ; Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
b. Nhóm 1: 16 giờ; Nhóm 2: 48 giờ; Nhóm 3: 48 giờ; nhóm 4: 16 giờ; Nhóm 5: 16 giờ; Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
c. Nhóm 1, nhóm 4: 16 giờ; Nhóm 2: 48 giờ; Nhóm 3: 24 giờ; Nhóm 5: 16 giờ; Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Câu 86.Khoanh vào đáp án đúng trong các câu qui định về tiêu chuẩn người huấn luyện nội dung hệ thống Pháp luật An toàn, vệ sinh lao động: 
a. Người huấn luyện là người có trình độ đại học trở lên, ít nhất 02 năm, người có trình độ cao cao đẳng và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động
b. Người huấn luyện là người đã làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất 03 năm nếu có trình độ đại học trở lên, hoặc ít nhất 04 năm nếu có trình độ cao đẳng.
c. Người huấn luyện là người có trình độ đại học trở lên, ít nhất 04 năm, người có trình độ cao ao đẳng và có ít nhất 05 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động
Câu 87. Khoanh vào đáp án đúng trong các câu qui định về tiêu chuẩn người huấn luyện về thực hành an toàn, vệ sinh lao động dưới đây:
a. Người Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người huấn luyện có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện.
b. Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người huấn luyện có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện.
c. Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người huấn luyện có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện
d. Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người huấn luyện có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ.
đ. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 88. Báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động, doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan nào?
a. Phòng lao động TBXH.  
b. Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
c. Phòng Y tế.
Câu 89. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động:
a. Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
b. Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
c. Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động. d. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 90. Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn lao động trong
trường hợp nào sau đây?
a. Tai nạn lao động nhẹ.
b. Tai nạn lao động nặng bị thương 1 người.
c. Cả 2 trường hợp trên.
Câu 91. Văn bản nào sau đây quy định về công tác điều tra, khai báo tai nạn lao động?
a. Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
b. Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
c. Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
Câu 92. Trách nhiệm tổ chức giám định thương tật TNLĐ-BNN cho người lao động sau khi được điều trị ổn định là.
a. Công đoàn cơ sở.                      
b. Người sử dụng lao động.                      
c. Cơ quan BHXH.
Câu 93. Trường hợp nào sau đây được tính là thời gian làm việc của Người LĐ được hưởng nguyên lương.
a. Thời gian tham gia huấn luyện ATVSLĐ.
b. Thời gian khám sức khỏe định kỳ.
c. Cả 2 trường hợp trên.  
Câu 94. Nghĩa vụ An toàn vệ sinh viên.
a. Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy
định về an toàn, vệ sinh lao động
b. Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động.
c. Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
d. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động.
đ. Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc.
e. Tất cả nghĩa vụ trên.
Câu 95. Nội dung kế hoạch ATVSLĐ hàng năm của DN phải có nội dung nào dưới đây.
a. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ.
b. Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.
c. Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
d. Chăm sóc sức khỏe người lao động.
đ. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
e. Cả 5 nội dung trên
Câu 96. Người lao động làm nghề,công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất.
a. 6 tháng/1 lần.                              
b. 2 năm/1 lần.
c. 1 năm/1 lần.                                 
d. Khám khi có đề nghị của người lao động.
Câu 97. Cấp Doanh nghiệp có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại phải thực hiện công tác tự kiểm tra ATVSLĐ ít nhất.
a. 01 tháng/lần                    
b. 06 tháng/lần
c. 03 tháng/lần                    
d. 01 năm/lần
Câu 98. Đơn vị y tế nào sau đây được khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động.
a. Các Trung tâm y tế, bệnh viện nhà nước từ cấp quận, huyện trở lên.
b. Bệnh viện tư nhân có đủ điều kiện.
c. Phòng khám đa khoa tư nhân có đủ điều kiện.
d. Tất cả các cở y tế trên.
Câu 99. Ở Doanh nghiệp có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại, công tác tự kiểm tra ATVSLĐ định kỳ đối với cấp tổ,đội, phân xưởng phải tiến hành ít nhất.
a. 03 tháng/lần.
b. 06 tháng/lần.       
c. 01 năm/1lần.
Câu 100. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước nào sau đây:
a. Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
b. Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
c. Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
d. Tất cả các bước trên.

PHẦN II. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH VỀ ATVSLĐ

B. AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN (20 CÂU)

Câu 1. Dây nối đất hoặc nối “Không” bảo vệ vào vỏ thiết bị phải thực hiện bằng biện pháp hàn hoặc bắt bằng ốc vít.

a. Đúng.                   

b. Sai.                        

c. Tùy từng trường hợp.

Câu 2. Để đảm bảo an toàn trong sử dụng, sửa chữa điện người lao động phải.

a. Sử dụng đầy đủ trang bị PTBVCN.

b. Chấp hành đúng quy trình an toàn trong sửa chữa, sử dụng điện.

c. Kiểm tra tình trạng an toàn thiết bị, hệ thống điện trước khi làm việc. d. Tất cả yếu tố trên.

Câu 3. Điện trở nối đất bảo vệ thiết bị hạ áp không được quá.

a. 4 Ôm.                    

b. 10 Ôm.                 

c. 15 Ôm.

Câu 4. Điện trở nối đất hệ thống chống sét nhà xưởng không quá.

a. 4 Ôm.                    

b. 10 Ôm.                                     

c. 15 Ôm.

Câu 5. Khoảng cách an toàn đối với công nhân điện làm việc gần hệ thống điện từ trên 15 kV đến 35 kV là.

a.1m.                         

b. 2m.                        

c. 4m.

Câu 6. Các biện pháp bảo đảm an toàn điện.

a. Sử dụng điện áp thấp.

b. Bao bọc cách điện các vật mang điện. 

c. Bảo vệ bằng che chắn.

d. Bảo vệ bằng đặt ra ngoài tầm với.

đ. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 7. Hành lang an toàn hệ thống điện trên không bằng dây bọc 35kV là:

a.1,5m.                      

b. 2m.                        

c. 3m.      

d. 4m

Câu 8. Chiều cao tối thiểu từ nhà đến đường dây điện trên không (Đến 35 kV) :

a. 2m.                        

b. 6m.                        

c. 9m.

Câu 9. Trong mạch điện ba pha 4 dây, thiết bị đóng cắt (Ápto-mát; cầu dao; cầu chì) không được đặt trên dây trung tính.

a. Đúng.                    

b. Sai.

 

XEM PHẦN TIẾP THEO  PHẦN 4 (CLICK VÀO ĐÂY)

<

FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC 
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)