Câu hỏi trắc nghiệm dành cho người Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (Phần 5)

PHẦN 5
Anh/chị lưu ý: Tài liệu được chúng tôi cập nhật trên website có đáp án sẵn chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo hoàn toàn chính xác và có thể xảy ra sai sót. Anh/chị nên xem xét lại đáp án trước khi sử dụng.

 

Câu 11. Khi sử dụng thang chữ A không được đứng trên hai bậc trên cùng của thang để làm việc.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 12. Không sử dụng thang tựa ở những không gian hở trên cao (Lan can, ô văng) khi không có biện pháp cố định thang.
a. Đúng.
b. Sai.
c. Được phép nếu có người giữ chân thang.
Câu 13. Thang tựa phải đặt góc so với mặt đất là.
a. 45-60 độ.
b. 50 - 80 độ
c. 50 - 85 độ.
Câu 14. Khi làm việc từ độ cao nào bắt buộc phải sử dụng dây an toàn.
a. 2m.
b. 3cm.
c. 4m.
Câu 15. Mối nguy hiểm khi làm việc trong không gian hạn chế (không gian kín).
a. Ngạt khí (thiếu ô xi).
b. Ngộ độc khí (Mê tan, CO…).
c. Cháy, nổ. d. Sập đổ, vùi lấp.
đ. Tất cả nguy cơ trên.
Câu 16. Các biện pháp an toàn phòng ngừa tai nạn lao động gồm.
a. Cách ly, bao che.
b. Sử dụng thiết bị ngắt tự động.
c. Sử dụng cảnh báo, tín hiệu.
d. Sử dụng Phương tiện bảo vệ cá nhân.
đ. Các biện pháp tổ chức, hành chính.
e. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 17. Quy định chung về an toàn trong quá trình vận hành xe gạt loại bánh xích
a. Chỉ những người đã qua đào tạo nghề và được huấn luyện về an toàn mới được phép vận hành, sửa chữa thiết bị. Học loại nào thì chỉ được phép vận hành loại thiết bị đó.
b. Trước khi khởi động động cơ, người vận hành phải trực tiếp kiểm tra tình trạng kỹ thuật thiết bị theo quy trình, kiểm tra kỹ các mối ghép chặt, mức nước làm mát, mức nhiên liệu, mức dầu bôi trơn, mức dầu thuỷ lực trong các thùng chứa...
c. Kiểm tra kỹ vị trí nơi xe gạt hoạt động để lựa chọn phương án làm việc an toàn và đạt năng suất cao.
d. Tất cả các quy định trên.
Câu 18: Quy định chung về an toàn trong quá trình vận hành xe gạt loại bánh lốp.
a. Chỉ những người đã qua đào tạo nghề và được huấn luyện an toàn đạt yêu cầu mới được phép vận hành, sửa chữa thiết bị. Học loại nào chỉ được phép vận hành loại thiết bị đó.
b. Trước khi khởi động động cơ, người vận hành phải trực tiếp kiểm tra tình trạng kỹ thuật thiết bị theo quy trình, kiểm tra kỹ các mối ghép chặt, mức nước làm mát, mức nhiên liệu, mức dầu bôi trơn, mức dầu thuỷ lực trong các thùng chứa...
c. Trước khi cho xe gạt lốp làm việc, cần kiểm tra kỹ hệ thống phanh, lái của xe. Kiểm tra kỹ vị trí nơi xe gạt lốp hoạt động để lựa chọn phương án làm việc an toàn và đạt năng suất cao.
d. Tất cả các quy định trên.
Câu 19. Biện pháp an toàn hàn điện
a. Kiểm tra tình trạng thiết bị và dụng cụ: thiết bị hàn phải có đầy đủ và đảm bảo chất lượng đối với các bộ phận và phụ tùng kèm theo máy; vỏ kim loại phải được nối bảo vệ (nối đất hoặc nối không) theo quy định.
b. Việc đấu điện cho máy hàn phải do thợ điện thực hiện. Công nhân hàn có trách nhiệm theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn trong quá trình làm việc. Khi có sự cố hoặc hỏng hóc phải báo ngay cho cán bộ quản lý và thợ điện. Cấm đấu nối tiếp các máy hàn điện với nhau.
c. Khi hàn trên cao phải làm sàn thao tác bằng vật liệu không cháy (hoặc khó cháy). Nếu không có sàn thì thợ hàn phải đeo dây an toàn, đồng thời phải đeo túi đựng dụng cụ và mẩu que hàn thừa.
d. Tất cả các quy định trên.
Câu 20. Quy định an toàn trong khi thực hiện công việc hàn điện:
a. Cấm người không có nhiệm vụ có mặt tại khu vực làm việc của công nhân hàn đang làm việc.
b. Khi ngừng công việc hàn phải cắt máy hàn ra khỏi lưới điện.
c. Việc tiến hành công việc trong các buồng, thùng, khoang, bể kín phải có biện pháp an toàn riêng và được phép của thủ trưởng đơn vị.
d. Cấm hàn ở các hầm, thùng, bể kín đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.
e. Tất cả các quy định trên.
 

Đ. KIẾN THỨC TỔNG HỢP VỀ MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG (10 câu)

Câu 1. Bố trí máy thiết bị trong một phân xưởng cần phải thỏa mãn các điều kiện nào sau đây:
a. Các máy khi làm việc phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm phải bố trí ở khu vực riêng.
b. Các máy khi làm việc có độ rung mạnh cẩn phải bố trí cách ly.
c. Các máy phải bố trí tránh việc phân tán tư tưởng của người vận hành. d. Tất cả đều đúng.
Câu 2. Các nguyên nhân gây ra tai nạn do bảo quản và sử dụng máy móc thiết bị  thường là:
a. Không thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp
b. Máy móc thiếu các thiết bị an toàn hoặc không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật an toàn mà vẫn sử dụng.
c. Máy móc, thiết bị không phù hợp với tầm vóc và thể lực của người điều khiển. d. Tất cả đều đúng.
Câu 3. Các yêu cầu an toàn đối với máy móc, thiết bị gồm các vấn đề nào sau đây:
a. Nối đất bảo vệ thiết bị điện.
b. Tình trạng máy móc luôn ở trạng thái tốt.
c. Định kỳ máy móc thiết bị phải được bảo dưỡng sửa chữa theo đúng kế hoạch.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 4. Các yêu cầu an toàn đối với máy móc, thiết bị gồm: 
a. Các bộ phận chuyển động phải được bao che.
b. Máy móc phải có đầy đủ Các thiết bị an toàn.
c. Chiếu sáng cục bộ phải dùng đèn có điện áp 36V.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 5. Yêu cầu an toàn khi sử dụng máy, phải:
a. Huấn luyện về kiểm tra và sử dụng máy thành thạo theo đúng quy trình vận hành.
b. Sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân theo đúng như quy định.
c. Tiến hành kiểm tra và chạy thử máy để phát hiện hư hỏng.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 6. Trong quá trình gia công không được:
a. Tiến hành các công việc sửa chữa khi máy đang hoạt động.
b. Bỏ đi nơi khác hoặc làm việc khác khi đang chạy máy.
c. Đưa tay vào khu vực nguy hiểm để kiểm tra kích thước, lấy phoi, tưới dầu. 
d. Tất cả đều đúng.
Câu 7. Định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc hỏng hóc bất thường thì công việc sửa chữa cần được tiến hành dựa trên các yêu cầu an toàn nào sau đây:
a. Phải có lệnh sửa chữa của quản đốc phân xưởng cơ điện.
b. Phải ghi rõ nội dung sửa chữa.
c. Phải giao cho những công nhân chuyên nghiệp hoặc đã qua đào tạo hướng dẫn.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 8. Các hệ thống phòng ngừa sự cố có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc của thiết bị khi các thông số đã giảm đến mức quy định bao gồm các loại nào sau đây:
a. Rơ le nhiệt, rơ le áp suất.                           
b. Van an toàn kiểu lò xo và  đối trọng            
c. Ly hợp ma sát, ly hợp vấu, lò xo. 
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 9. Sau khi kết thúc sửa chữa hay điều chỉnh máy phải:
a. Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, lắp đặt các che chắn an toàn.            
b. Bàn giao cho công nhân vận hành chạy máy.
c. Kiểm tra sơ bộ chạy máy.
d. Cả 3 phương pháp trên.
Câu 10. Khóa liên động là cơ cấu có khả năng làm gì:
a. Loại trừ khả năng gây nguy hiểm cho người, thiết bị khi sử dụng máy không đúng quy trình thao tác.
c. Phòng ngừa sự cố của thiết bị có liên quan đến điều kiện an toàn của người lao động.
d. Che chắn vùng nguy hiểm của máy.
đ. Cả 3 phương án trên.

E. AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN (20 câu)

Câu 1. Quy định về vị trí, khoảng cách an toàn tránh mìn trong đào lò.
a. Vị trí gác mìn phải được thông gió bình thường, tránh được đất đá văng, áp lực không khí; được chống đỡ chắc chắn.
b. Khi nổ mìn ở gương của một trong hai lò đào song song và cách nhau 20 m thì mọi người ở gương thứ hai phải rút ra nơi an toàn.
c. Tất cả các quy định trên.
Câu 2. Những hiểu biết về loại khí mỏ thường gặp là khí Mêtan (CH4) 
a. Là chất khí không màu, không mùi, không vị, có tỷ trọng là 0,56 (bằng nửa so với trọng lượng không khí),khối lượng phân tử là 16.
b. Các giác quan của con người không thể nhận biết được khí Mêtan (trừ trường hợp hàm lượng Mêtan quá cao làm giảm đáng kể hàm lượng Ô xy trong không khí dẫn đến khó thở, tức ngực, buồn nôn). Trong vỉa than luôn chứa khí CH4 và được phân theo cấp mỏ, quá trình khai thác than tất yếu sẽ sinh ra khí Mêtan.
c. Mê tan không phải là loại khí độc nhưng nếu hàm lượng khí Mêtan cao sẽ làm giảm hàm lượng khí Oxy xuống gây nguy hiểm cho người.
d. Mêtan là loại khí cháy nổ, hổn hợp khí Mê tan có thể phát nổ khi hàm lượng trong khoảng 5 -:- 15% và nổ mạnh nhất khi hàm lượng đạt 9,5%.
e. Tất cả các nội dung trên.
Câu 3. Điều kiện xảy ra nổ khí Mêtan.
a. Khí Mêtan có hàm lượng từ 5% -:- 15%.
b. Có nguồn Ôxy (trong quá trình thông gió, cung cấp Ôxy phục vụ sự hô hấp của con người).
c. Ngọn lửa (lửa trần, tia lửa, vật thể phát điện). d. Thời gian tác động nhiệt.
e.Tất cả các điều kiện trên.
Câu 4. Hậu quả của một vụ nổ khí Mêtan.
a. Nhiệt độ ở tâm vùng nổ nổ có thể đạt tới 1850 độ C
b. Áp suất do một đơn vị nổ tạo ra có thể đạt 8KG/cm2 (tăng thể tích lên 8 lần)
c. Sau một vụ nổ khí Ôxít các bon được sinh ra với hàm lượng rất lớn. Đây là loại khí độc rất nguy hiểm, con người hít phải có thể bị chết.
e. Tất cả các nội dung trên.
Câu 5. Biện pháp xử lý khi phát hiện mìn câm trong mỏ hầm lò?
a. Khi phát hiện (hoặc nghi ngờ) có mìn câm phải ngừng ngay công việc ở gương, báo cho người chỉ huy nổ mìn hoặc cán bộ trực ca biết.
b. Khi nổ mìn điện bị câm, nếu tìm được hai đầu dây điện trong phát mìn lộ ra ngoài thì phải lập tức đấu chập mạch hai đầu dây đó lại.
c. Trong mọi trường hợp, cấm khoan tiếp vào đáy các lỗ mìn của loạt nổ trước dù ở trong đó có hoặc không có thuốc nổ còn sót lại.
d. Sau khi nổ phát mìn để thủ tiêu mìn câm, thợ mìn phải kiểm tra kỹ đống đá nổ để thu gom tất cả vật liệu nổ của phát mìn câm bị tung ra. Chỉ sau đó mới cho phép công nhân trở lại làm việc nhưng vẫn phải theo dõi phát hiện vật liệu nổ còn sót. e. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 6. Nội quy an toàn vận hành máy xúc thuỷ lực.
a. Những người đã được đào tạo, huấn luyện an toàn kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu, có Quyết định của Giám đốc Công ty mới được phép vận hành máy. Người vận hành phải sử dụng đầy đủ cấc trang bị BHLĐ theo đúng Quy định.
b. Máy phải có đủ phương tiện chữa cháy.
c. Thực hiện đầy đủ các quy định kiểm tra máy xúc trước khi khởi động động cơ. Máy làm việc ban đêm phải có đủ ánh sáng, khi cho máy vào làm việc phải có còi báo hiệu, luôn chú ý người và thiết bị ở khu vực máy đang làm việc.
d. Kiểm tra mặt bằng và nơi làm việc trước khi cho máy hoạt động. Cấm người không nhiệm vụ lên máy, tránh xa vòng quay khi máy đang làm việc.
e. Tất cả các quy định trên.
Câu 7. Vận hành sử dụng bãi thải
a. Tất cả các bãi thải đều không có hiện tượng lún sụt, trượt lở. Nếu bãi thải dùng chung cho các loại xe phải quy định khu đổ thải riêng cho từng loại xe. Trường hợp đổ chung thì thông số bờ an toàn áp dụng cho xe có trọng tải lớn nhất.
b. Người vẫy xe ôtô vào đổ thải phải đứng bên tài xế lái xe với khoảng cách từ 3-5m và phải mang đầy đủ phòng hộ lao động.
c. Trong quá trình đỏ thải nếu có hiện tương sụt lở nguy hiểm phải dừng ngay việc đổ thải, cho di chuyển thiết bị ra vị trí an toàn, cắm biển báo hiệu cấm, đồng thời báo cáo cho cán bộ phụ trách biết để có biện pháp sử lý. Bãi thải có hiện tượng lún tụt phải đổ cách bờ an toàn là 5m, và dùng xe gạt gạt ra.
d. Tất cả các quy định trên.
Câu 8. Kích thước bờ an toàn bãi thải đối với xe gạt 27 - 42 tấn:
a. Chiều cao ≥ 1,2m.
b. Chiều rộng mặt bờ an toàn ≥ 0,7 - 1,0m.
c. Chiêu rộng chân bờ an toàn ≥ 2,2 -2,5m. d. Độ dốc hướng tâm i = 2-3 %.
e. Tất cả các quy định trên.
Câu 9. Kích thước bờ an toàn bãi thải đối với xe gạt 55 -58 tấn:
a. Chiều cao ≥ 1,2m.
b. Chiều rộng mặt bờ an toàn ≥ 0,8 - 1,2m.
c. Chiêu rộng chân bờ an toàn ≥ 2,5 - 3,2m.
d. Độ dốc hướng tâm i = 2- 3 %.
e. Tất cả các quy định trên.
Câu 10. Kích thước bờ an toàn bãi thải đối với xe gạt 90 - 96 tấn:
a. Chiều cao ≥ 1,35m.
b. Chiều rộng mặt bờ an toàn ≥ 1,0 -1,2m.
c. Chiêu rộng chân bờ an toàn ≥ 3,2 - 3,5m.
d. Độ dốc hướng tâm i = 2-3 %.
e. Tất cả các quy định trên.
 
XEM PHẦN TIẾP THEO  PHẦN 6 (CLICK VÀO ĐÂY)

FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC 
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)