Câu hỏi trắc nghiệm dành cho người Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (Phần 6)
PHẦN 6
Anh/chị lưu ý: Tài liệu được chúng tôi cập nhật trên website có đáp án sẵn chỉ mang tính chất tham khảo, không đảm bảo hoàn toàn chính xác và có thể xảy ra sai sót. Anh/chị nên xem xét lại đáp án trước khi sử dụng.
Câu 11. Quy định về vị trí, khoảng cách an toàn tránh mìn trong đào lò.
a. Vị trí gác mìn phải được thông gió bình thường, tránh được đất đá văng, áp lực không khí; được
chống đỡ chắc chắn.
b. Khi nổ mìn ở gương của một trong hai lò đào song song và cách nhau 20 m thì mọi người ở gương thứ hai phải rút ra nơi an toàn.
c. Tất cả các quy định trên.
Câu 12. Những hiểu biết về loại khí mỏ thường gặp là khí Mêtan (CH4).
a. Là chất khí không màu, không mùi, không vị, có tỷ trọng là 0,56 (bằng nửa so với trọng lượng
không khí),khối lượng phân tử là 16.
b. Các giác quan của con người không thể nhận biết được khí Mêtan (trừ trường hợp hàm lượng
Mêtan quá cao làm giảm đáng kể hàm lượng Ô xy trong không khí dẫn đến khó thở, tức ngực, buồn nôn). Trong vỉa than luôn chứa khí CH4 và được phân theo cấp mỏ, quá trình khai thác than tất yếu sẽ sinh ra khí Mêtan.
c. Mê tan không phải là loại khí độc nhưng nếu hàm lượng khí Mêtan cao sẽ làm giảm hàm lượng
khí Oxy xuống gây nguy hiểm cho người.
d. Mêtan là loại khí cháy nổ, hổn hợp khí Mê tan có thể phát nổ khi hàm lượng trong khoảng 5 -:- 15% và nổ mạnh nhất khi hàm lượng đạt 9,5%.
đ. Tất cả các nội dung trên.
Câu 13. Điều kiện xảy ra nổ khí Mêtan.
a. Khí Mêtan có hàm lượng từ 5% -:- 15%.
b. Có nguồn Ôxy (trong quá trình thông gió, cung cấp Ôxy phục vụ sự hô hấp của con người).
c. Ngọn lửa (lửa trần, tia lửa, vật thể phát điện).
d. Thời gian tác động nhiệt.
đ. Tất cả các điều kiện trên.
Câu 14. Hậu quả của một vụ nổ khí Mêtan.
a. Nhiệt độ ở tâm vùng nổ nổ có thể đạt tới 1850 độ C
b. Áp suất do một đơn vị nổ tạo ra có thể đạt 8KG/cm2 (tăng thể tích lên 8 lần)
c. Sau một vụ nổ khí Ôxít các bon được sinh ra với hàm lượng rất lớn. Đây là loại khí độc rất nguy hiểm, con người hít phải có thể bị chết.
đ. Tất cả các nội dung trên.
Câu 15. Biện pháp xử lý khi phát hiện mìn câm trong mỏ hầm lò?
a. Khi phát hiện (hoặc nghi ngờ) có mìn câm phải ngừng ngay công việc ở gương, báo cho người
chỉ huy nổ mìn hoặc cán bộ trực ca biết.
c. Khi nổ mìn điện bị câm, nếu tìm được hai đầu dây điện trong phát mìn lộ ra ngoài thì phải lập
tức đấu chập mạch hai đầu dây đó lại.
d. Trong mọi trường hợp, cấm khoan tiếp vào đáy các lỗ mìn của loạt nổ trước dù ở trong đó có
hoặc không có thuốc nổ còn sót lại.
đ. Sau khi nổ phát mìn để thủ tiêu mìn câm, thợ mìn phải kiểm tra kỹ đống đá nổ để thu gom tất cả vật liệu nổ của phát mìn câm bị tung ra. Chỉ sau đó mới cho phép công nhân trở lại làm việc nhưng vẫn phải theo dõi phát hiện vật liệu nổ còn sót.
e. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 16. Vận hành sử dụng bãi thải
a. Tất cả các bãi thải đều không có hiện tượng lún sụt, trượt lở. Nếu bãi thải dùng chung cho các loại xe phải quy định khu đổ thải riêng cho từng loại xe. Trường hợp đổ chung thì thông số bờ an toàn áp dụng cho xe có trọng tải lớn nhất.
b. Người vẫy xe ôtô vào đổ thải phải đứng bên tài xế lái xe với khoảng cách từ 3-5m và phải mang
đầy đủ phòng hộ lao động.
c. Trong quá trình đỏ thải nếu có hiện tương sụt lở nguy hiểm phải dừng ngay việc đổ thải, cho di chuyển thiết bị ra vị trí an toàn, cắm biển báo hiệu cấm, đồng thời báo cáo cho cán bộ phụ trách biết để có biện pháp sử lý. Bãi thải có hiện tượng lún tụt phải đổ cách bờ an toàn là 5m, và dùng xe gạt gạt ra.
d. Tất cả các quy định trên.
Câu 17. Nội quy an toàn vận hành máy xúc thuỷ lực.
a. Những người đã được đào tạo, huấn luyện an toàn kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu, có Quyết định của Giám đốc Công ty mới được phép vận hành máy. Người vận hành phải sử dụng đầy đủ cấc trang bị BHLĐ theo đúng Quy định.
b. Máy phải có đủ phương tiện chữa cháy.
c. Thực hiện đầy đủ các quy định kiểm tra máy xúc trước khi khởi động động cơ. Máy làm việc ban đêm phải có đủ ánh sáng, khi cho máy vào làm việc phải có còi báo hiệu, luôn chú ý người và thiết bị ở khu vực máy đang làm việc.
d. Kiểm tra mặt bằng và nơi làm việc trước khi cho máy hoạt động. Cấm người không nhiệm vụ
lên máy, tránh xa vòng quay khi máy đang làm việc.
đ. Tất cả các quy định trên.
Câu 18. Kích thước bờ an toàn bãi thải đối với xe gạt 27 - 42 tấn:
a. Chiều cao ≥ 1,2m.
b. Chiều rộng mặt bờ an toàn ≥ 0,7 - 1,0m.
c. Chiêu rộng chân bờ an toàn ≥ 2,2 -2,5m.
d. Độ dốc hướng tâm i = 2-3 %.
đ. Tất cả các quy định trên.
Câu 19. Kích thước bờ an toàn bãi thải đối với xe gạt 90 - 96 tấn:
a. Chiều cao ≥ 1,35m.
b. Chiều rộng mặt bờ an toàn ≥ 1,0 -1,2m.
c. Chiêu rộng chân bờ an toàn ≥ 3,2 - 3,5m.
d. Độ dốc hướng tâm i = 2-3 %.
đ. Tất cả các quy định trên.
Câu 20. Kích thước bờ an toàn bãi thải đối với xe gạt 55 -58 tấn:
Chiều cao ≥ 1,2m.
a. Chiều rộng mặt bờ an toàn ≥ 0,8 - 1,2m.
b. Chiêu rộng chân bờ an toàn ≥ 2,5 - 3,2m.
c. Độ dốc hướng tâm i = 2- 3 %.
đ. Tất cả các quy định trên.
XEM LẠI PHẦN 1 (CLICK VÀO ĐÂY)
XEM LẠI PHẦN 2 (CLICK VÀO ĐÂY)
XEM LẠI PHẦN 3 (CLICK VÀO ĐÂY)
XEM LẠI PHẦN 4 (CLICK VÀO ĐÂY)
XEM LẠI PHẦN 5 (CLICK VÀO ĐÂY)
FORM TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ HỌC
Hotline: 0966 86 86 41
Call / Zalo: 0966 86 86 41 (Hỗ trợ 24/7)